Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

30 thói quen phát triển sự nghiệp trước độ tuổi 30

Cùng CareerBuilder.vn tìm hiểu 30 chia sẻ về những lựa chọn phát triển kỹ năng trong từng lĩnh vực sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp trước ngưỡng cửa tuổi 30.
Tuổi 30 là một trong những cột mốc quan trọng trên chặng đường phát triển sự nghiệp dài rộng của mỗi con người từ khi rời xa giảng đường.
Những năm tháng về trước - tuổi 20 luôn là khoảng thời gian con người có thể khám phá thêm rất nhiều điều thú vị về bản thân, bạn sẽ không ngần ngại trước những thử thách và mỗi sai lầm mắc phải đều trở thành một bài học quý giá. Thời gian này cũng chính là giai đoạn tạo nền móng chuẩn bị cho những thành tựu rực rỡ trên con đường phát triển sự nghiệp khi bước qua cột mốc tuổi 30.
Năm tháng càng dài, kinh nghiệm sống càng được tích lũy. Tuổi trẻ hoàn toàn có quyền mắc sai lầm nhưng sẽ thật đáng trách nếu để thời gian trôi đi vô nghĩa. Đừng đợi đến khi chạm đến ngưỡng cửa tuổi 30 chúng ta mới có những nhận thức muộn màng về tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng phát triển sự nghiệp.

Mở rộng ngoại giao, thiết lập nhiều mối quan hệ mới
1. Tham dự thật nhiều hội thảo, sự kiện.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng trong việc lựa chọn các sự kiện tham dự.
3. Luôn mang theo bên mình danh thiếp cá nhân.
4. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc lưu trữ, quản lý danh bạ.
5. Chuẩn bị câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi: “Công việc của bạn là gì?”
6. Giữ liên lạc và phát triển các mối quan hệ vừa được thiết lập sau những sự kiện.
Tìm kiếm một bước chuyển trong công việc
7. Trên các trang mạng xã hội, hãy gỡ bỏ những hình ảnh, thông tin có thể gây bất lợi cho bản thân về góc độ cạnh trạnh khi tuyển dụng.
8. Tô điểm CV với những hoạt động xã hội nổi bật bằng nhiều hình thức sáng tạo (Ví dụ: Ghi hình và đăng tải lên Youtube, tạo website thể hiện quan điểm cá nhân…)
9. Khi quyết định chuyển việc, đừng chỉ tập trung phấn đấu trúng tuyển vào một công ty duy nhất. Hãy tạo cho bản thân nhiều cơ hội hơn bằng cách thử sức với các công ty ở vị thế tương đương trong ngành.
Chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn
10. Cư xử hòa nhã, thân thiện với nhân viên lễ tân.
11. Chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi dùng để “chất vấn” nhà tuyển dụng.
12. Muôn vàn cơ hội có thể mở ra chỉ từ cái bắt tay. Hãy học cách bắt tay thật chuyên nghiệp!
Phát triển các kỹ năng xã hội
13. Thử sức kinh doanh một thứ gì đó.
14. Theo học các khóa học phát triển kỹ năng, kiến thức.
15. Gọi những món ăn nào trong các bữa ăn sang trọng? Sử dụng dao và nĩa ra sao? Hành xử thế nào cho thật lịch thiệp? Để tâm đến những kiến thức trên sẽ không bao giờ là thừa khi bạn đang dần đảm nhận vai trò chính trong các “bữa tiệc” quan trọng của cuộc đời.
16. Nắm vững những kiến thức tin học cơ bản.
17. Du lịch đến thật nhiều nơi.
18. Dành thời gian cho các hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng.
19. Luôn đối xử với bản thân thật tốt.
Phát triển trong công việc hiện tại
20. Tỉnh táo và giữ suy nghĩ thật khách quan trước các thông tin được truyền miệng tại văn phòng.
21. Chủ động trò chuyện, giao tiếp một cách thân thiện cùng cấp trên.
22. Mở rộng mối quan hệ với những nhân vật tài năng, nổi bật trong ngành.
23. Nhận biết được thời điểm nào là thích hợp cho việc giữ im lặng.
24. Bước ra khỏi “Comfort Zone” – “Vùng An Toàn” của bản thân và chinh phục những điều vẫn luôn khiến bạn e ngại khi nghĩ đến.
25. Đề nghị với cấp trên được góp sức thực hiện những dự án chiến lược và chứng tỏ bản thân bằng tất cả sự cố gắng.
26. Dù là vì lý do tài chính hay đơn giản chỉ là sở thích cá nhân, nếu không quá bận bịu với công việc chính thức hãy tìm kiếm một việc làm part-time ngòai giờ.
Nâng cao thu nhập
27. Tìm hiểu thông tin về mặt bằng chung mức lương trên thị trường.
28. Mạnh dạn lên tiếng vì những quyền lợi của bản thân.
29. Tính toán, quy đổi các thành tích đạt được thành lợi nhuận mang về cho công ty trên con số cụ thể trước khi đề nghị tăng lương.
30. Chuẩn bị, mường tượng khi nhận được Acceptance Offer (thư báo nhận việc) từ doanh nghiệp mơ ước, bạn sẽ hồi đáp như thế nào? Mức lương bạn mong đợi ra sao? Việc nghĩ đến điều bạn muốn hàng ngày sẽ giúp bạn nỗ lực hơn nữa để đạt được giấc mơ của mình.

Bí quyết phát triển thương hiệu cá nhân trên trang mạng xã hội

Kết quả trên chỉ ra được rằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân cụ thể là trên các trang mạng xã hội góp phần không nhỏ đưa bạn đến gần hơn cơ hội nghề nghiệp mơ ước. Cùng CareerBuilder.vn tham khảo những điều NÊN – KHÔNG NÊN thể hiện để lựa chọn hành vi phù hợp trên mạng xã hội mà không gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của chính bạn.
Thương hiệu cá nhân ảnh hưởng ra sao đến phát triển nghề nghiệp?
Liệu các doanh nghiệp hàng đầu có “tận dụng” mạng xã hội tìm hiểu về ứng viên?
Phát ngôn nào có thể làm “lung lay” cơ hội nghề nghiệp tương lai?
Theo khảo sát hằng năm của CareerBuilder Global, trên 45% - là con số nhà tuyển dụng “quan sát” trang mạng xã hội cá nhân của ứng viên để tìm hiểu sâu sát “nhân sự tiềm năng” của mình. Con số này cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013.

NÊN:
  • Tạo hồ sơ cá nhân, cập nhật công việc trên các trang mạng hỗ trợ tuyển dụng trực tuyến chuyên nghiệp như CareerBuilder.vn, LinkedIn,…
  • Lựa chọn hình ảnh đại diện thân thiện, lịch thiệp, dễ nhìn
  • Lựa chọn chia sẻ từng chủ đề với từng đối tượng phù hợp
  • Thể hiện tính cách cá nhân qua các chia sẻ về những hoạt động cộng đồng, địa điểm du lịch đã từng đi qua
  • Kiểm tra và “xử lý” tất cả những thông tin đã được đăng tải có thể gây bất lợi cho bạn trước khi bắt đầu cập nhật hồ sơ ứng tuyển đến nhà tuyển dụng
KHÔNG NÊN:
  • Bày tỏ các cảm xúc tiêu cực trực tiếp về công việc, đồng nghiệp, cấp trên
  • Đăng tải, chia sẻ những hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục
  • Đề cập thường xuyên đến các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị
Tại một căn phòng không có mặt bạn, “thương hiệu cá nhân” chính là điều mọi người bàn tán mỗi khi tên bạn được đề cập. Hãy tận dụng “quân bài thương hiệu” một cách khôn ngoan! Gầy dựng một thương hiệu tốt mà mọi doanh nghiệp hàng đầu đều muốn sở hữu bằng thói quen chuyên nghiệp trong từng chi tiết cũng như ứng xử thông minh trên mạng xã hội và tất nhiên, cả trong đời thực. 

5W-1H cho một thư cảm ơn thật hoàn hảo

Hãy khéo léo chú ý đến phong cách của người phỏng vấn. Liệu họ có phải là người thường xuyên nhân quá nhiều email và lời cảm ơn của bạn sẽ trôi tuột đi mất? Gửi thư qua đường bưu điện cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Liệu có nhất thiết phải gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn?
Theo khảo sát của CareerBuilder58% nhà tuyển dụng cho rằng việc này là CẦN THIẾT – 24% cho rằng RẤT CẦN THIẾT!
Đâu là “kịch  bản” hoàn chỉnh cho “Thư cảm ơn” sau phỏng vấn? Cùng CareerBuilder.vn vận dụng quy tắc5W-1H để soạn thảo một nội dung đầy đủ và không kém phần chuyên nghiệp gửi đến nhà tuyển dung.
  • Tại sao phải gửi (Why)?
Bên cạnh con số thống kê từ CareerBuilder, liệu bạn có thay đổi suy nghĩ khi việc gửi thư cảm ơn chính là cách gia tăng ấn tượng trước nhà tuyển dụng và hơn hết, đây là một cư xử lịch thiệp rất cần được phát huy.
  • Nên gửi đến ai (Who)?
Ngoài người phỏng vấn trực tiếp, hãy gửi thư cảm ơn đến tất cả những nhân vật bạn đã giao tiếp tại nơi phỏng vấn. Lưu ý: Trong trường hợp mọi người sẽ cùng so sánh thư, cần chắc chắn ràng văn phong, nội dung thư bạn gửi đi đều thống nhất.
  • Nội dung là gì (What)?
Gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn, nhắc lại những điểm nổi bật trong buổi phỏng vấn, đề cập sự quan tâm của bạn dành cho vị trí đăng tuyển và kết thúc bằng lời bày tỏ nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng. Cuối cùng, đừng quên đặt chữ ký cũng như thông tin liên hệ phía cuối thư một cách chuyên nghiệp.
  • Gửi đến đâu (Where)?
Dù lựa chọn gửi thư qua đường bưu điện hay gửi thư điện tử, hãy cẩn thận kiểm tra địa chỉ bạn sử dụng là chính xác. Mọi nỗ lực gây ấn tượng sẽ hoàn toàn vô ích nếu thông tin bị trả về và người nhận thư lại chính là bạn.
  • Khi nào nên gửi (When)?
24 giờ sau buổi gặp mặt là thời gian “lý tưởng” nhất để gửi thư cảm ơn trước khi nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng và chắc chắn được họ vẫn còn ghi nhớ những thông tin đặc biệt về bạn. Nhanh nhẹn đi kèm cẩn thận chính là yếu tố quyết định thành công trong thời đại số hiện nay.
  • Gửi như thế nào (How)?
Gần 2/3 nhà tuyển dụng chú trọng vào việc nhận được thư cảm ơn từ ứng viên. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội gây ấn tượng cùng nhà tuyển dụng và tiến gần đến công việc mơ ước, không chỉ sau những buổi phỏng vấn mà còn trong các giao tiếp công việc khác.

05 PHÚT CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC PHỎNG VẤN THẬT HOÀN HẢO

Sau khi dành nhiều thời gian cập nhật hồ sơ xin việc, bạn có thể nghĩ rằng mình nhớ rất rõ tất cả mọi thứ về những công việc đã từng làm.
1. Lựa chọn trang phục thông minh
Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, đặc biệt là ấn tượng với người sẽ tuyển dụng bạn. Chỉ mất một vài phút để bạn lựa chọn trang phục nhưng bộ quần áo sẽ nói lên nhiều điều về bạn. Theo một khảo sát của CareerBuilder Global, những nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với những ứng viên mặc trang phục màu xanh (23% ) và màu đen (15%). Trong khi đó, màu cam sẽ gợi nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp.
Ngoài màu sắc của trang phục, bạn cũng nên quan tâm đến trang sức, kiểu giày và thậm chí những chi tiết rất nhỏ như móng tay. Việc lựa chọn một bộ trang phục phù hợp không chỉ giúp bạn thân thêm tự tin mà còn tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Đọc phần giới thiệu về công ty trên website
Tất nhiên để có một buổi phỏng vấn thành công, bạn phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nơi bạn muốn làm việc. Nhưng nếu bạn chỉ còn 5 phút, hãy đọc mục giới thiệu về công ty bạn sắp phỏng vấn trên website của họ. Ở đó bạn sẽ tìm thấy các thông tin về sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các hoạt động khác của công ty. Những thông tin này tuy ngắn gọn nhưng hoàn toàn có thể gây ấn tượng với người phỏng vấn vì nó chứng tỏ bạn thật sự quan tâm và muốn được trở thành một phần của công ty.


3. Xem lại CV
 Nhưng thực tế khi chăm chút cho công việc hiện tại, bạn có nhìn lại những gì bạn đã viết cho những công việc trước đó? Hãy chuẩn bị để không bị bất ngờ nếu được hỏi về một dự án nào đó ở công ty cũ, đặc biệt là nếu nó liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

4. Thực hành trả lời câu hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân”
“Hãy giới thiệu về bản thân bạn” là câu hỏi rất thông thường khi bắt đầu một cuôc phỏng vấn. Mặc dù đây không phải là một câu hỏi đánh đố nhưng để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà không quá sa đà sẽ đòi hỏi bạn nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ. Hãy dành một vài phút trước khi phỏng vấn để ôn lại câu trả lời. Đừng quên khai thác những nhiệm vụ bạn đã làm và đưa ra ví dụ về những gì bạn đạt được.

5. Xác định lộ trình đi tốt nhất
Bạn có thể dành nhiều ngày để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn nhưng nếu bạn xuất hiện muộn, tất cả có thể trở thành vô nghĩa. Một cách đơn giản là hãy kiểm tra địa chỉ của vị trí đó, xem xét tình trạng giao thông để lựa chọn ra tuyến đường tốt nhất cũng như phương thức di chuyển thích hợp.

CV Anh ngữ - “Chìa khóa vàng” mở cánh cửa đến sự thành công

Cơ hội làm việc cho các tập đoàn quốc tế: Có một thực tế không thể phủ nhận là cùng một vị trí kinh nghiệm và việc làm như nhau, nhưng mặt bằng chung về lương bổng và chế độ phúc lợi xã hội tại các tập đoàn quốc tế luôn cao hơn hẳn khi làm việc tại các công ty địa phương. Với việc cập nhật và sử dụng Anh văn trong việc xây dựng bản giới thiệu về mình, bạn đã đặt “viên gạch đầu tiên” trên con đường đi tới thành công tại các tập đoàn Quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt và tỷ lệ cạnh trong tìm việc làm cao như hiện nay, tìm được một công việc thật sự không phải là điều dễ dàng với nhiều người. Nhìn chung, có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình tìm việc của ứng viên: khả năng phù hợp với công việc, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng mềm… Nhưng phải kể đến trước tiên đó là “bộ mặt” của ứng viên trước nhà tuyển dụng –CV (Curriculum Vitae). Có rất nhiều cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, trong đó con đường hữu hiệu và ngắn nhất là sử dụng CV bằng tiếng Anh. Cùng một vị trí, vì sao CV Anh lại “hút” nhà tuyển dụng hơn CV “Việt”? Cùng CareerBuilder.vn xem bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn các bạn nhé.
Vượt vòng “loại hồ sơ” của nhà tuyển dụng: Trình độ Anh văn chính là một trong những “nguyên tắc vàng” các nhà tuyển dụng thường dùng để loại hồ sơ ứng viên. Anh N.T.C –chuyên viên tuyển dụng một công ty của Mỹ chia sẻ: “Anh văn ngày nay đang dần trở thành một “chiếc chìa khóa” vạn năng để mở những cánh cửa trên con đường phát triển sự nghiệp của mỗi ứng viên. Trong quá trình tuyển dụng, tôi thường ưu tiên chọn lựa các hồ sơ sử dụng Anh ngữ để thể hiện: vừa có thể kiểm tra được trình độ chuyên môn, lại đánh giá được khả năng sử dụng ngoại ngữ của họ.”
Anh văn- ngôn ngữ giao tiếp Quốc tế: Ở thì hiện tại, Anh văn là ngôn ngữ quốc tế phổ biến và thông dụng nhất thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Do tính chất này, việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trong công việc là điều nhiều công ty/tập đoàn đòi hỏi trong thời đại hiện nay. Với một Việt Nam đang dần mở cửa thị trường cho các các tập đoàn quốc tế rót vốn ào ạt vào đầu tư và khởi nghiệp, kỹ năng giao tiếp bằng Anh văn đang dần là một đòi hỏi tất yếu mà bất kỳ người làm việc nào cũng cần có.
Một xu thế ngày càng lan rộng: Theo một thống kê của CareerBuilder.vn thực hiện, nhà tuyển dụng xem những “CV Anh”nhiều hơn 150% so với các “CV Việt” trong cả việc tìm kiếm các CV online và các CV ứng tuyển vào các vị trí công việc cụ thể. Điều đó dự báo một xu thế “CV Anh” đang ngày càng là lựa chọn số một của nhà tuyển dụng khi tìm kiếm những ứng viên phù hợp với vị trí việc làm. Ngoài ra, việc cập nhật CV bằng tiếng Anh đang là điều bắt buộc dành cho các ứng viên khi ứng tuyển hoặc tạo hồ sơ trên một số trang tuyển dụng trực tuyến hiện nay.
Trong bối cảnh thế giới đang dần trở nên “phẳng” bởi tác động của Toàn Cầu Hóa, thì Anh văn chính là chiếc “chìa khóa vàng” mở ra cho bạn nhiều “cánh cửa” dẫn đến thành công trong tương lại. Hi vọng với những thông tin mà CareerBuilder.vn chia sẽ, các bạn sẽ đủ tự tin để tao ra một CV bằng tiếng Anh cực kỳ ấn tượng. Hãy cập nhật CV ngay bằng tiếng Anh cùng CareerBuilder.vn bạn nhé!

TÌM KIẾM VIỆC TRONG DỊP LỄ GIÁNG SINH! TẠI SAO KHÔNG?

Các công ty cố gắng để giữ chân nhân tài, tuy nhiên việc tuyển dụng nhân viên mới để xây dựng đội ngũ cho năm tới sẽ là ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, đây là thời gian lý tưởng để tìm việc.
Bạn nghĩ rằng các công ty sẽ ngừng tuyển dụng trong những dịp lễ mùa đông? Mặc dù việc tuyển dụng trong tháng Mười Hai giảm nhưng nó chưa bao giờ thực sự dừng lại - bạn nên cân nhắc điều này nếu như có kế hoạch tìm việc trong năm mới.
Cuối năm là khoảng thời gian mà các công ty “chạy nước rút” để đạt chỉ tiêu kế hoạch năm. Đây cũng là khoản thời gian hoàn thiện kế hoạch kinh doanh và nhân sự trong năm tới.

http://images.careerbuilder.vn/content/news/20131219/2013_12_19%20-%20Xmas%20JobSearch.jpg
(Nguồn ảnh: Internet)
Dưới đây là 5 lời khuyên dành cho các bạn muốn tìm việc vào dịp cuối năm:
  1. Cập nhật hồ sơ  tìm việc
Cập nhật CV của bạn với tất cả các kỹ năng và thành tựu đạt được trong năm qua.Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị CV bằng Tiếng Anh. Tham khảo bài viết “CV Anh ngữ - “Chìa khóa vàng” mở cánh cửa đến thành công”.
  1. Bắt đầu ngay lập tức
Hầu hết mọi người đều có tâm lý ngại thay đổi công việc vào cuối năm, và rất ít khi tìm kiếm công việc trong các dịp nghỉ lễ. Kết quả là tỉ lệ cạnh tranh trên mỗi vị trí tuyển dụng giảm. Đừng chần chừ, hãy bắt đầu tìm kiếm công việc ngay hôm nay!
  1. Sử dụng tối đa nguồn lực
Don StraitsGiám đốc điều hành của công ty Warriors nói rằng “Hãy thử một số chiến thuật tốt nhất hiếm khi được sử dụng”. Hãy thử thêm đồ thị hoặc biểu đồ vào CV chứng minh thành quả công việc bằng các con số hay chỉnh sửa CV chuyên biệt cho từng vị trí ứng tuyển..., điều đó sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho bạn trong mắt Nhà Tuyển Dụng.
  1. Tận dụng tinh thần kỳ nghỉ
Đây là thời gian kết nối và mở rộng mối quan hệ. Hãy đến các bữa tiệc hay các buổi tụ họp, đặc biệt là những nơi mà bạn nghĩ gặp được những người có thể giới thiệu các cơ hội việc làm. Hãy chú ý nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Tham gia tích cực kết nối với mọi người các mối quan hệ sau mỗi bữa tiệc.
  1. Sắp xếp thời gian linh hoạt cho các cuộc phỏng vấn
Tránh những chuyến đi kéo dài một tuần. Mặc dù bạn thực sự quan tâm tìm việc nhưng sự bận rộn với các buổi tiệc hay kế hoạch cuối năm vô tình làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn để sắp xếp một cuộc hẹn phỏng vấn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các bí quyết tìm việc hay xu hướng phỏng vấn mới để đón lấy các cơ hội bất ngờ vào cuối năm nhé.

4 Lời Khuyên Cho Sự Nghiệp Vững Chắc Trong 2015

Bạn nên dành ít nhất một đến hai giờ hoặc nhiều hơn để định hướng vị trí mà bạn muốn có trong tương lai."Không thể nhìn thấy cả khu rừng chỉ với những khóm cây" nếu như quá để ý đến chi tiết của cuộc sống hằng ngày thì khó có thể thấy "bức tranh lớn".Dành thời gian để suy nghĩ về sự nghiệp của bạn là một cách rất tốt để xem điều gì đang thực sự diễn ra và bức tranh lớn của bạn là gì - hoặc những gì bạn muốn có được trong tương lai. Nếu bạn hoàn thành mục tiêu này vào đầu năm nay, bạn có thể thêm lần lượt những mục tiêu khác.
Bạn muốn điều gì nhất trong sự nghiệp của bạn? Nếu bạn đang thất nghiệp, chắc hẳn bạn muốn có ngay một công việc. Nếu bạn đang đi làm, đương nhiên bạn muốn có một công việc tốt hơn - nhiều tiền hơn, một người quản lý tốt hơn, điều kiện làm việc tốt hơn….Tất cả đều là những mục tiêu xứng đáng và có thể đạt được, nhưng điều này hiếm khi tự đến với bạn mà không có kế hoạch và sự nỗ lực của chính bạn. Thay vì chỉ suy nghĩ thì hãy bắt đầu xác định những mục tiêu cho sự nghiệp của bạn trong năm 2015!
blue sky behind two white and...
CareerBuilder gợi ý cho bạn một vài mục tiêu khả thi trong năm 2015:
1.      Xác định mục tiêu tiếp theo trong sự nghiệp của bạn:
Xác định được mục tiêu tiếp theo là một bước tiến quan trọng! Điều này là cơ sở của tất cả mọi vấn đề - có thể là con đường sự nghiệp của bạn hoặc thay đổi công việc hay là bạn muốn hoàn thành một học vị cao hơn. Khi cơ hội quan trọng trong sự nghiệp của bạn đến, hãy dành thời gian suy nghĩ và nhìn lại.
2.      Lên danh sách những công ty bạn muốn ứng tuyển cho công việc mới.
Nếu bạn biết chính xác những gì bạn muốn làm (hoặc thậm chí nếu bạn không biết), hãy khám phá những vị trí phù hợp với bạn. Tiêu chí lựa chọn của bạn là gì? Địa điểm? Ngành nghề?…. Hãy suy nghĩ về nơi mà bạn có thể làm việc thoải mái nhất. Hoặc nơi bạn nghĩ có khả năng tốt nhất để phát triển sự nghiệp trong tương lai.
3.      Mở rộng và duy trì mối quan hệ của bạn để có nhiều sự lựa chọn hơn khi tìm kiếm công việc
Điều này có nghĩa là khi bạn có lên đến 500+ kết nối trong mảng công việc bạn nhắm đến thì càng có nhiều Nhà Tuyển Dụng biết đến bạn. Tham gia các câu lạc bộ, trở thành thành viên tích cực và được giới thiệu bởi tổ chức sẽ giúp bạn được ưu tiên hơn so với những ứng viên tự ứng tuyển hay tự đăng CV.
4.      Học thêm kỹ năng mới giúp bạn trong sự nghiệp của bạn.
Có thể bạn sẽ gặp phải những khó khăn do thiếu kiến thức hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cho các mục tiêu tiếp theo trong sự nghiệp của bạn. Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể trong năm mới. Ví dụ nếu bạn là chuyên viên Marketing, bạn có thể học thêm kỹ năng nào đó như là nâng cao sự hiểu biết của bạn về email marketing; xu hướng quảng cáo mới…. Khi bạn đã học được kỹ năng đó, hãy sử dụng nó triệt để trong công việc, cuộc sống để có thêm kinh nghiệm và sự tự tin.
Vậy mục tiêu của bạn cho năm 2015 là gì?
Chúng tôi chỉ gợi ý một vài mục tiêu khả thi cho sự nghiệp của bạn trong năm 2015.Hãy suy nghĩ về vị trí bạn muốn đạt được trong năm nay, và tự tạo ra các mục tiêu phù hợp với bạn nhất. Nếu bạn muốn có sự thăng tiến hay tìm được một công việc tốt hơn thì hãy lên kế hoạch và thực hiện ngay nhé.