Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Loại bỏ 9 điều này khỏi CV của bạn ngay từ hôm nay

Theo kinh nghiệm đúc kết, khi viết CV nên cố gắng thể hiện mọi thông tin trong vòng một trang. Hai trang là con số tối đa bạn nên có, và chỉ nên có CV dài như vậy khi bạn ứng tuyển vào công việc ở cấp bậc quản lý. Viết CV ngắn sẽ giúp bạn nhấn mạnh được những thành tựu ấn tượng và bỏ qua các thông tin nhỏ nhặt, ít liên quan.
Một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình tìm việc đó là sở hữu CV thuyết phục. Bởi nếu CV không vượt qua khỏi vòng sơ duyệt ban đầu thì bạn sẽ chẳng có cơ hội nào để gặp mặt và thuyết phục nhà tuyển dụng tiềm năng rằng mình chính là người phù hợp nhất cho công việc.

Nguồn: Internet

Từng có rất nhiều chia sẻ hữu ích về các sai lầm không thể bỏ qua trong khi viết CV, nhưng có lẽ đến nay danh sách này vẫn chưa kết thúc. Bài viết này sẽ gợi ý thêm về 9 thông tin mà mọi người tìm việc đều nên cân nhắc loại bỏ khỏi CV. Hãy cùng CareerBuilder.vn xem nhé!

1. Trường tiểu học và trung học của bạn
Nếu đã tốt nghiệp đại học thì bạn không cần phải nêu thêm tên trường cấp 2, cấp 3 nữa. Đặc biệt là khi bạn quên mất thông tin chính xác về thời gian tốt nghiệp. Tốt nhất, bạn chỉ cần tập trung vào những khóa học kỹ năng quan trọng liên quan đến vị trí ứng tuyển và các bằng cấp hoặc học vị cao nhất là đủ.

2. Điểm học tập kém hoặc trung bình
Nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu, chẳng lý do gì mà bạn phải ghi thêm điểm trung bình học tập vào hồ sơ tìm việc cả, đặc biệt khi quãng thời gian học tập tại trường đại học của bạn đã cách nay quá nhiều năm rồi. Và hơn thế, một điểm số học tập kém hay chỉ vừa chạm mốc trung bình lại càng không giúp ích gì cho bạn.

3. Ngôn ngữ bị động
Hãy sử dụng những từ ngữ mang tính chủ động và đừng đưa ra thông tin thiếu tính thuyết phục mạnh mẽ cho các gặt hái của mình. Ví dụ, nêu những câu như “quen thuộc với [kỹ năng abc]” hoặc “học được cách làm [công việc xyz]” là không cần thiết. Bạn nên tập trung vào các thông tin quan trọng và ngay lập tức giải quyết vấn đề kỹ năng để chứng tỏ mình có đầy kinh nghiệm, thay vì thể hiện như thể mình là người đang ra sức học việc.

4. Hình ảnh
Trừ khi có yêu cầu từ nhà tuyển dụng hoặc do đặc thù ngành nghề (như diễn viên, nghệ sĩ…) đòi hỏi, nếu không thì bạn hãy loại bỏ hình ảnh của mình ra khỏi CV. Bạn không bị đánh giá dựa vào việc vẻ ngoài của bạn trong ra sao, do đó việc chèn thêm hình thẻ, ảnh chụp sẽ khiến bạn có vẻ không chuyên nghiệp.  

5. Những công việc ngắn hạn
Nếu bạn từng có một loạt những công việc “chớp nhoáng” trong thời gian ngắn ngủi, ý tưởng hay là nên loại nó ra khỏi CV. Bạn sẽ không muốn lý lịch của mình trông có vẻ rời rạc đâu, và cũng không mong nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn thiếu sự tập trung.
Nhưng trong vài trường hợp ngoại lệ thì vẫn chấp nhận được, đó là khi công việc bạn tham gia dù ngắn nhưng thực sự giá trị tại một nơi đầy uy tín có thể khiến bạn trở thành ứng viên mạnh, hoặc nếu bạn đã có khoảng thời gian dài thất nghiệp nên không có bất cứ thông tin gì điền vào lý lịch. Tuy nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh đó, cũng hãy rất thận trọng về những gì mình định đề cập.

6. Mô tả mục tiêu nghề nghiệp
Rất hiếm khi có một tuyên bố về mục tiêu nghề nghiệp giúp ích được cho người tìm việc, mà nhiều lúc nó chỉ gây hại, vì thế tốt nhất là nên loại bỏ thông tin này. Thực tế, rất khó để viết nên một đoạn mô tả mục tiêu tốt. Sau tất cả, các câu chữ này muốn nhắn gửi cho người xem biết rằng bạn đang tìm kiếm và mong muốn điều gì, trong khi sự thực là các công ty không có nhu cầu tuyển dụng chỉ để giúp nhân viên hoàn thành mục tiêu mơ ước của riêng họ.

7. Các kỹ năng hiển nhiên ai cũng có
Ví dụ như “sử dụng thành thạo Microsoft Word” là kỹ năng quá phổ biến và thông dụng. Hãy xóa chúng ra khỏi CV và dành không gian đó để trình bày về những kỹ năng đặc biệt, quan trọng và có ý nghĩa hơn với công việc bạn đang ứng tuyển.

8. Thông tin thể hiện sự phân biệt đối xử
Đừng quá thoải mái khi trình bày các thông tin cá nhân của bạn. Chẳng hạn, đừng đề cập đến các vấn đề xã hội nhạy cảm, tôn giáo, chính trị trong CV, trừ khi nó có liên quan đến công ty mà bạn ứng tuyển, hoặc nó tạo ra sức mạnh làm tăng giá trị cho bạn đối với công việc.
Người duyệt hồ sơ có thể kiểm tra lại các thông tin này với các cơ quan, đơn vị mà bạn tham gia, thế nên hãy cẩn trọng với những gì mình viết. Hầu như trong mọi trường hợp, tốt hơn nên giữ thái độ trung lập. Tất nhiên, cũng có khả năng rằng bạn sẽ không muốn gia nhập một tổ chức mà họ không chia sẻ cùng một niềm tin và hệ giá trị với bạn, trong trường hợp đó hãy cứ bộc bạch những thông tin theo ý bạn muốn.

9. CV dài nhiều trang
Tất nhiên, luôn có những trường hợp ngoại lệ cho những điều đã liệt kê trên đây. Thế nên, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nếu chúng phù hợp cho mục tiêu tìm việc. Hãy luôn cân nhắc kỹ càng tình trạng của bạn và tham khảo thêm ý kiến từ những người khác để quyết định điều tốt nhất cho mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét