Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

30 thói quen phát triển sự nghiệp trước độ tuổi 30

Cùng CareerBuilder.vn tìm hiểu 30 chia sẻ về những lựa chọn phát triển kỹ năng trong từng lĩnh vực sẽ giúp bạn vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp trước ngưỡng cửa tuổi 30.
Tuổi 30 là một trong những cột mốc quan trọng trên chặng đường phát triển sự nghiệp dài rộng của mỗi con người từ khi rời xa giảng đường.
Những năm tháng về trước - tuổi 20 luôn là khoảng thời gian con người có thể khám phá thêm rất nhiều điều thú vị về bản thân, bạn sẽ không ngần ngại trước những thử thách và mỗi sai lầm mắc phải đều trở thành một bài học quý giá. Thời gian này cũng chính là giai đoạn tạo nền móng chuẩn bị cho những thành tựu rực rỡ trên con đường phát triển sự nghiệp khi bước qua cột mốc tuổi 30.
Năm tháng càng dài, kinh nghiệm sống càng được tích lũy. Tuổi trẻ hoàn toàn có quyền mắc sai lầm nhưng sẽ thật đáng trách nếu để thời gian trôi đi vô nghĩa. Đừng đợi đến khi chạm đến ngưỡng cửa tuổi 30 chúng ta mới có những nhận thức muộn màng về tầm quan trọng của việc trang bị các kỹ năng phát triển sự nghiệp.

Mở rộng ngoại giao, thiết lập nhiều mối quan hệ mới
1. Tham dự thật nhiều hội thảo, sự kiện.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng trong việc lựa chọn các sự kiện tham dự.
3. Luôn mang theo bên mình danh thiếp cá nhân.
4. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc lưu trữ, quản lý danh bạ.
5. Chuẩn bị câu trả lời hoàn hảo nhất cho câu hỏi: “Công việc của bạn là gì?”
6. Giữ liên lạc và phát triển các mối quan hệ vừa được thiết lập sau những sự kiện.
Tìm kiếm một bước chuyển trong công việc
7. Trên các trang mạng xã hội, hãy gỡ bỏ những hình ảnh, thông tin có thể gây bất lợi cho bản thân về góc độ cạnh trạnh khi tuyển dụng.
8. Tô điểm CV với những hoạt động xã hội nổi bật bằng nhiều hình thức sáng tạo (Ví dụ: Ghi hình và đăng tải lên Youtube, tạo website thể hiện quan điểm cá nhân…)
9. Khi quyết định chuyển việc, đừng chỉ tập trung phấn đấu trúng tuyển vào một công ty duy nhất. Hãy tạo cho bản thân nhiều cơ hội hơn bằng cách thử sức với các công ty ở vị thế tương đương trong ngành.
Chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn
10. Cư xử hòa nhã, thân thiện với nhân viên lễ tân.
11. Chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi dùng để “chất vấn” nhà tuyển dụng.
12. Muôn vàn cơ hội có thể mở ra chỉ từ cái bắt tay. Hãy học cách bắt tay thật chuyên nghiệp!
Phát triển các kỹ năng xã hội
13. Thử sức kinh doanh một thứ gì đó.
14. Theo học các khóa học phát triển kỹ năng, kiến thức.
15. Gọi những món ăn nào trong các bữa ăn sang trọng? Sử dụng dao và nĩa ra sao? Hành xử thế nào cho thật lịch thiệp? Để tâm đến những kiến thức trên sẽ không bao giờ là thừa khi bạn đang dần đảm nhận vai trò chính trong các “bữa tiệc” quan trọng của cuộc đời.
16. Nắm vững những kiến thức tin học cơ bản.
17. Du lịch đến thật nhiều nơi.
18. Dành thời gian cho các hoạt động xã hội, giúp đỡ cộng đồng.
19. Luôn đối xử với bản thân thật tốt.
Phát triển trong công việc hiện tại
20. Tỉnh táo và giữ suy nghĩ thật khách quan trước các thông tin được truyền miệng tại văn phòng.
21. Chủ động trò chuyện, giao tiếp một cách thân thiện cùng cấp trên.
22. Mở rộng mối quan hệ với những nhân vật tài năng, nổi bật trong ngành.
23. Nhận biết được thời điểm nào là thích hợp cho việc giữ im lặng.
24. Bước ra khỏi “Comfort Zone” – “Vùng An Toàn” của bản thân và chinh phục những điều vẫn luôn khiến bạn e ngại khi nghĩ đến.
25. Đề nghị với cấp trên được góp sức thực hiện những dự án chiến lược và chứng tỏ bản thân bằng tất cả sự cố gắng.
26. Dù là vì lý do tài chính hay đơn giản chỉ là sở thích cá nhân, nếu không quá bận bịu với công việc chính thức hãy tìm kiếm một việc làm part-time ngòai giờ.
Nâng cao thu nhập
27. Tìm hiểu thông tin về mặt bằng chung mức lương trên thị trường.
28. Mạnh dạn lên tiếng vì những quyền lợi của bản thân.
29. Tính toán, quy đổi các thành tích đạt được thành lợi nhuận mang về cho công ty trên con số cụ thể trước khi đề nghị tăng lương.
30. Chuẩn bị, mường tượng khi nhận được Acceptance Offer (thư báo nhận việc) từ doanh nghiệp mơ ước, bạn sẽ hồi đáp như thế nào? Mức lương bạn mong đợi ra sao? Việc nghĩ đến điều bạn muốn hàng ngày sẽ giúp bạn nỗ lực hơn nữa để đạt được giấc mơ của mình.

Bí quyết phát triển thương hiệu cá nhân trên trang mạng xã hội

Kết quả trên chỉ ra được rằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân cụ thể là trên các trang mạng xã hội góp phần không nhỏ đưa bạn đến gần hơn cơ hội nghề nghiệp mơ ước. Cùng CareerBuilder.vn tham khảo những điều NÊN – KHÔNG NÊN thể hiện để lựa chọn hành vi phù hợp trên mạng xã hội mà không gây ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của chính bạn.
Thương hiệu cá nhân ảnh hưởng ra sao đến phát triển nghề nghiệp?
Liệu các doanh nghiệp hàng đầu có “tận dụng” mạng xã hội tìm hiểu về ứng viên?
Phát ngôn nào có thể làm “lung lay” cơ hội nghề nghiệp tương lai?
Theo khảo sát hằng năm của CareerBuilder Global, trên 45% - là con số nhà tuyển dụng “quan sát” trang mạng xã hội cá nhân của ứng viên để tìm hiểu sâu sát “nhân sự tiềm năng” của mình. Con số này cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013.

NÊN:
  • Tạo hồ sơ cá nhân, cập nhật công việc trên các trang mạng hỗ trợ tuyển dụng trực tuyến chuyên nghiệp như CareerBuilder.vn, LinkedIn,…
  • Lựa chọn hình ảnh đại diện thân thiện, lịch thiệp, dễ nhìn
  • Lựa chọn chia sẻ từng chủ đề với từng đối tượng phù hợp
  • Thể hiện tính cách cá nhân qua các chia sẻ về những hoạt động cộng đồng, địa điểm du lịch đã từng đi qua
  • Kiểm tra và “xử lý” tất cả những thông tin đã được đăng tải có thể gây bất lợi cho bạn trước khi bắt đầu cập nhật hồ sơ ứng tuyển đến nhà tuyển dụng
KHÔNG NÊN:
  • Bày tỏ các cảm xúc tiêu cực trực tiếp về công việc, đồng nghiệp, cấp trên
  • Đăng tải, chia sẻ những hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục
  • Đề cập thường xuyên đến các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị
Tại một căn phòng không có mặt bạn, “thương hiệu cá nhân” chính là điều mọi người bàn tán mỗi khi tên bạn được đề cập. Hãy tận dụng “quân bài thương hiệu” một cách khôn ngoan! Gầy dựng một thương hiệu tốt mà mọi doanh nghiệp hàng đầu đều muốn sở hữu bằng thói quen chuyên nghiệp trong từng chi tiết cũng như ứng xử thông minh trên mạng xã hội và tất nhiên, cả trong đời thực. 

5W-1H cho một thư cảm ơn thật hoàn hảo

Hãy khéo léo chú ý đến phong cách của người phỏng vấn. Liệu họ có phải là người thường xuyên nhân quá nhiều email và lời cảm ơn của bạn sẽ trôi tuột đi mất? Gửi thư qua đường bưu điện cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Liệu có nhất thiết phải gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn?
Theo khảo sát của CareerBuilder58% nhà tuyển dụng cho rằng việc này là CẦN THIẾT – 24% cho rằng RẤT CẦN THIẾT!
Đâu là “kịch  bản” hoàn chỉnh cho “Thư cảm ơn” sau phỏng vấn? Cùng CareerBuilder.vn vận dụng quy tắc5W-1H để soạn thảo một nội dung đầy đủ và không kém phần chuyên nghiệp gửi đến nhà tuyển dung.
  • Tại sao phải gửi (Why)?
Bên cạnh con số thống kê từ CareerBuilder, liệu bạn có thay đổi suy nghĩ khi việc gửi thư cảm ơn chính là cách gia tăng ấn tượng trước nhà tuyển dụng và hơn hết, đây là một cư xử lịch thiệp rất cần được phát huy.
  • Nên gửi đến ai (Who)?
Ngoài người phỏng vấn trực tiếp, hãy gửi thư cảm ơn đến tất cả những nhân vật bạn đã giao tiếp tại nơi phỏng vấn. Lưu ý: Trong trường hợp mọi người sẽ cùng so sánh thư, cần chắc chắn ràng văn phong, nội dung thư bạn gửi đi đều thống nhất.
  • Nội dung là gì (What)?
Gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn, nhắc lại những điểm nổi bật trong buổi phỏng vấn, đề cập sự quan tâm của bạn dành cho vị trí đăng tuyển và kết thúc bằng lời bày tỏ nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng. Cuối cùng, đừng quên đặt chữ ký cũng như thông tin liên hệ phía cuối thư một cách chuyên nghiệp.
  • Gửi đến đâu (Where)?
Dù lựa chọn gửi thư qua đường bưu điện hay gửi thư điện tử, hãy cẩn thận kiểm tra địa chỉ bạn sử dụng là chính xác. Mọi nỗ lực gây ấn tượng sẽ hoàn toàn vô ích nếu thông tin bị trả về và người nhận thư lại chính là bạn.
  • Khi nào nên gửi (When)?
24 giờ sau buổi gặp mặt là thời gian “lý tưởng” nhất để gửi thư cảm ơn trước khi nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng và chắc chắn được họ vẫn còn ghi nhớ những thông tin đặc biệt về bạn. Nhanh nhẹn đi kèm cẩn thận chính là yếu tố quyết định thành công trong thời đại số hiện nay.
  • Gửi như thế nào (How)?
Gần 2/3 nhà tuyển dụng chú trọng vào việc nhận được thư cảm ơn từ ứng viên. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội gây ấn tượng cùng nhà tuyển dụng và tiến gần đến công việc mơ ước, không chỉ sau những buổi phỏng vấn mà còn trong các giao tiếp công việc khác.

05 PHÚT CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC PHỎNG VẤN THẬT HOÀN HẢO

Sau khi dành nhiều thời gian cập nhật hồ sơ xin việc, bạn có thể nghĩ rằng mình nhớ rất rõ tất cả mọi thứ về những công việc đã từng làm.
1. Lựa chọn trang phục thông minh
Ấn tượng đầu tiên vô cùng quan trọng, đặc biệt là ấn tượng với người sẽ tuyển dụng bạn. Chỉ mất một vài phút để bạn lựa chọn trang phục nhưng bộ quần áo sẽ nói lên nhiều điều về bạn. Theo một khảo sát của CareerBuilder Global, những nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với những ứng viên mặc trang phục màu xanh (23% ) và màu đen (15%). Trong khi đó, màu cam sẽ gợi nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp.
Ngoài màu sắc của trang phục, bạn cũng nên quan tâm đến trang sức, kiểu giày và thậm chí những chi tiết rất nhỏ như móng tay. Việc lựa chọn một bộ trang phục phù hợp không chỉ giúp bạn thân thêm tự tin mà còn tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.

2. Đọc phần giới thiệu về công ty trên website
Tất nhiên để có một buổi phỏng vấn thành công, bạn phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nơi bạn muốn làm việc. Nhưng nếu bạn chỉ còn 5 phút, hãy đọc mục giới thiệu về công ty bạn sắp phỏng vấn trên website của họ. Ở đó bạn sẽ tìm thấy các thông tin về sứ mệnh, giá trị cốt lõi và các hoạt động khác của công ty. Những thông tin này tuy ngắn gọn nhưng hoàn toàn có thể gây ấn tượng với người phỏng vấn vì nó chứng tỏ bạn thật sự quan tâm và muốn được trở thành một phần của công ty.


3. Xem lại CV
 Nhưng thực tế khi chăm chút cho công việc hiện tại, bạn có nhìn lại những gì bạn đã viết cho những công việc trước đó? Hãy chuẩn bị để không bị bất ngờ nếu được hỏi về một dự án nào đó ở công ty cũ, đặc biệt là nếu nó liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

4. Thực hành trả lời câu hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân”
“Hãy giới thiệu về bản thân bạn” là câu hỏi rất thông thường khi bắt đầu một cuôc phỏng vấn. Mặc dù đây không phải là một câu hỏi đánh đố nhưng để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà không quá sa đà sẽ đòi hỏi bạn nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ. Hãy dành một vài phút trước khi phỏng vấn để ôn lại câu trả lời. Đừng quên khai thác những nhiệm vụ bạn đã làm và đưa ra ví dụ về những gì bạn đạt được.

5. Xác định lộ trình đi tốt nhất
Bạn có thể dành nhiều ngày để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn nhưng nếu bạn xuất hiện muộn, tất cả có thể trở thành vô nghĩa. Một cách đơn giản là hãy kiểm tra địa chỉ của vị trí đó, xem xét tình trạng giao thông để lựa chọn ra tuyến đường tốt nhất cũng như phương thức di chuyển thích hợp.

CV Anh ngữ - “Chìa khóa vàng” mở cánh cửa đến sự thành công

Cơ hội làm việc cho các tập đoàn quốc tế: Có một thực tế không thể phủ nhận là cùng một vị trí kinh nghiệm và việc làm như nhau, nhưng mặt bằng chung về lương bổng và chế độ phúc lợi xã hội tại các tập đoàn quốc tế luôn cao hơn hẳn khi làm việc tại các công ty địa phương. Với việc cập nhật và sử dụng Anh văn trong việc xây dựng bản giới thiệu về mình, bạn đã đặt “viên gạch đầu tiên” trên con đường đi tới thành công tại các tập đoàn Quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt và tỷ lệ cạnh trong tìm việc làm cao như hiện nay, tìm được một công việc thật sự không phải là điều dễ dàng với nhiều người. Nhìn chung, có nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình tìm việc của ứng viên: khả năng phù hợp với công việc, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng mềm… Nhưng phải kể đến trước tiên đó là “bộ mặt” của ứng viên trước nhà tuyển dụng –CV (Curriculum Vitae). Có rất nhiều cách để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, trong đó con đường hữu hiệu và ngắn nhất là sử dụng CV bằng tiếng Anh. Cùng một vị trí, vì sao CV Anh lại “hút” nhà tuyển dụng hơn CV “Việt”? Cùng CareerBuilder.vn xem bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn các bạn nhé.
Vượt vòng “loại hồ sơ” của nhà tuyển dụng: Trình độ Anh văn chính là một trong những “nguyên tắc vàng” các nhà tuyển dụng thường dùng để loại hồ sơ ứng viên. Anh N.T.C –chuyên viên tuyển dụng một công ty của Mỹ chia sẻ: “Anh văn ngày nay đang dần trở thành một “chiếc chìa khóa” vạn năng để mở những cánh cửa trên con đường phát triển sự nghiệp của mỗi ứng viên. Trong quá trình tuyển dụng, tôi thường ưu tiên chọn lựa các hồ sơ sử dụng Anh ngữ để thể hiện: vừa có thể kiểm tra được trình độ chuyên môn, lại đánh giá được khả năng sử dụng ngoại ngữ của họ.”
Anh văn- ngôn ngữ giao tiếp Quốc tế: Ở thì hiện tại, Anh văn là ngôn ngữ quốc tế phổ biến và thông dụng nhất thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Do tính chất này, việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trong công việc là điều nhiều công ty/tập đoàn đòi hỏi trong thời đại hiện nay. Với một Việt Nam đang dần mở cửa thị trường cho các các tập đoàn quốc tế rót vốn ào ạt vào đầu tư và khởi nghiệp, kỹ năng giao tiếp bằng Anh văn đang dần là một đòi hỏi tất yếu mà bất kỳ người làm việc nào cũng cần có.
Một xu thế ngày càng lan rộng: Theo một thống kê của CareerBuilder.vn thực hiện, nhà tuyển dụng xem những “CV Anh”nhiều hơn 150% so với các “CV Việt” trong cả việc tìm kiếm các CV online và các CV ứng tuyển vào các vị trí công việc cụ thể. Điều đó dự báo một xu thế “CV Anh” đang ngày càng là lựa chọn số một của nhà tuyển dụng khi tìm kiếm những ứng viên phù hợp với vị trí việc làm. Ngoài ra, việc cập nhật CV bằng tiếng Anh đang là điều bắt buộc dành cho các ứng viên khi ứng tuyển hoặc tạo hồ sơ trên một số trang tuyển dụng trực tuyến hiện nay.
Trong bối cảnh thế giới đang dần trở nên “phẳng” bởi tác động của Toàn Cầu Hóa, thì Anh văn chính là chiếc “chìa khóa vàng” mở ra cho bạn nhiều “cánh cửa” dẫn đến thành công trong tương lại. Hi vọng với những thông tin mà CareerBuilder.vn chia sẽ, các bạn sẽ đủ tự tin để tao ra một CV bằng tiếng Anh cực kỳ ấn tượng. Hãy cập nhật CV ngay bằng tiếng Anh cùng CareerBuilder.vn bạn nhé!

TÌM KIẾM VIỆC TRONG DỊP LỄ GIÁNG SINH! TẠI SAO KHÔNG?

Các công ty cố gắng để giữ chân nhân tài, tuy nhiên việc tuyển dụng nhân viên mới để xây dựng đội ngũ cho năm tới sẽ là ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, đây là thời gian lý tưởng để tìm việc.
Bạn nghĩ rằng các công ty sẽ ngừng tuyển dụng trong những dịp lễ mùa đông? Mặc dù việc tuyển dụng trong tháng Mười Hai giảm nhưng nó chưa bao giờ thực sự dừng lại - bạn nên cân nhắc điều này nếu như có kế hoạch tìm việc trong năm mới.
Cuối năm là khoảng thời gian mà các công ty “chạy nước rút” để đạt chỉ tiêu kế hoạch năm. Đây cũng là khoản thời gian hoàn thiện kế hoạch kinh doanh và nhân sự trong năm tới.

http://images.careerbuilder.vn/content/news/20131219/2013_12_19%20-%20Xmas%20JobSearch.jpg
(Nguồn ảnh: Internet)
Dưới đây là 5 lời khuyên dành cho các bạn muốn tìm việc vào dịp cuối năm:
  1. Cập nhật hồ sơ  tìm việc
Cập nhật CV của bạn với tất cả các kỹ năng và thành tựu đạt được trong năm qua.Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị CV bằng Tiếng Anh. Tham khảo bài viết “CV Anh ngữ - “Chìa khóa vàng” mở cánh cửa đến thành công”.
  1. Bắt đầu ngay lập tức
Hầu hết mọi người đều có tâm lý ngại thay đổi công việc vào cuối năm, và rất ít khi tìm kiếm công việc trong các dịp nghỉ lễ. Kết quả là tỉ lệ cạnh tranh trên mỗi vị trí tuyển dụng giảm. Đừng chần chừ, hãy bắt đầu tìm kiếm công việc ngay hôm nay!
  1. Sử dụng tối đa nguồn lực
Don StraitsGiám đốc điều hành của công ty Warriors nói rằng “Hãy thử một số chiến thuật tốt nhất hiếm khi được sử dụng”. Hãy thử thêm đồ thị hoặc biểu đồ vào CV chứng minh thành quả công việc bằng các con số hay chỉnh sửa CV chuyên biệt cho từng vị trí ứng tuyển..., điều đó sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho bạn trong mắt Nhà Tuyển Dụng.
  1. Tận dụng tinh thần kỳ nghỉ
Đây là thời gian kết nối và mở rộng mối quan hệ. Hãy đến các bữa tiệc hay các buổi tụ họp, đặc biệt là những nơi mà bạn nghĩ gặp được những người có thể giới thiệu các cơ hội việc làm. Hãy chú ý nói ít lại và lắng nghe nhiều hơn. Tham gia tích cực kết nối với mọi người các mối quan hệ sau mỗi bữa tiệc.
  1. Sắp xếp thời gian linh hoạt cho các cuộc phỏng vấn
Tránh những chuyến đi kéo dài một tuần. Mặc dù bạn thực sự quan tâm tìm việc nhưng sự bận rộn với các buổi tiệc hay kế hoạch cuối năm vô tình làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn để sắp xếp một cuộc hẹn phỏng vấn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các bí quyết tìm việc hay xu hướng phỏng vấn mới để đón lấy các cơ hội bất ngờ vào cuối năm nhé.

4 Lời Khuyên Cho Sự Nghiệp Vững Chắc Trong 2015

Bạn nên dành ít nhất một đến hai giờ hoặc nhiều hơn để định hướng vị trí mà bạn muốn có trong tương lai."Không thể nhìn thấy cả khu rừng chỉ với những khóm cây" nếu như quá để ý đến chi tiết của cuộc sống hằng ngày thì khó có thể thấy "bức tranh lớn".Dành thời gian để suy nghĩ về sự nghiệp của bạn là một cách rất tốt để xem điều gì đang thực sự diễn ra và bức tranh lớn của bạn là gì - hoặc những gì bạn muốn có được trong tương lai. Nếu bạn hoàn thành mục tiêu này vào đầu năm nay, bạn có thể thêm lần lượt những mục tiêu khác.
Bạn muốn điều gì nhất trong sự nghiệp của bạn? Nếu bạn đang thất nghiệp, chắc hẳn bạn muốn có ngay một công việc. Nếu bạn đang đi làm, đương nhiên bạn muốn có một công việc tốt hơn - nhiều tiền hơn, một người quản lý tốt hơn, điều kiện làm việc tốt hơn….Tất cả đều là những mục tiêu xứng đáng và có thể đạt được, nhưng điều này hiếm khi tự đến với bạn mà không có kế hoạch và sự nỗ lực của chính bạn. Thay vì chỉ suy nghĩ thì hãy bắt đầu xác định những mục tiêu cho sự nghiệp của bạn trong năm 2015!
blue sky behind two white and...
CareerBuilder gợi ý cho bạn một vài mục tiêu khả thi trong năm 2015:
1.      Xác định mục tiêu tiếp theo trong sự nghiệp của bạn:
Xác định được mục tiêu tiếp theo là một bước tiến quan trọng! Điều này là cơ sở của tất cả mọi vấn đề - có thể là con đường sự nghiệp của bạn hoặc thay đổi công việc hay là bạn muốn hoàn thành một học vị cao hơn. Khi cơ hội quan trọng trong sự nghiệp của bạn đến, hãy dành thời gian suy nghĩ và nhìn lại.
2.      Lên danh sách những công ty bạn muốn ứng tuyển cho công việc mới.
Nếu bạn biết chính xác những gì bạn muốn làm (hoặc thậm chí nếu bạn không biết), hãy khám phá những vị trí phù hợp với bạn. Tiêu chí lựa chọn của bạn là gì? Địa điểm? Ngành nghề?…. Hãy suy nghĩ về nơi mà bạn có thể làm việc thoải mái nhất. Hoặc nơi bạn nghĩ có khả năng tốt nhất để phát triển sự nghiệp trong tương lai.
3.      Mở rộng và duy trì mối quan hệ của bạn để có nhiều sự lựa chọn hơn khi tìm kiếm công việc
Điều này có nghĩa là khi bạn có lên đến 500+ kết nối trong mảng công việc bạn nhắm đến thì càng có nhiều Nhà Tuyển Dụng biết đến bạn. Tham gia các câu lạc bộ, trở thành thành viên tích cực và được giới thiệu bởi tổ chức sẽ giúp bạn được ưu tiên hơn so với những ứng viên tự ứng tuyển hay tự đăng CV.
4.      Học thêm kỹ năng mới giúp bạn trong sự nghiệp của bạn.
Có thể bạn sẽ gặp phải những khó khăn do thiếu kiến thức hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cho các mục tiêu tiếp theo trong sự nghiệp của bạn. Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể trong năm mới. Ví dụ nếu bạn là chuyên viên Marketing, bạn có thể học thêm kỹ năng nào đó như là nâng cao sự hiểu biết của bạn về email marketing; xu hướng quảng cáo mới…. Khi bạn đã học được kỹ năng đó, hãy sử dụng nó triệt để trong công việc, cuộc sống để có thêm kinh nghiệm và sự tự tin.
Vậy mục tiêu của bạn cho năm 2015 là gì?
Chúng tôi chỉ gợi ý một vài mục tiêu khả thi cho sự nghiệp của bạn trong năm 2015.Hãy suy nghĩ về vị trí bạn muốn đạt được trong năm nay, và tự tạo ra các mục tiêu phù hợp với bạn nhất. Nếu bạn muốn có sự thăng tiến hay tìm được một công việc tốt hơn thì hãy lên kế hoạch và thực hiện ngay nhé.

Để Tạo Dựng Sự Nghiệp, Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Xây dựng một tầm nhìn phát triển cho bản thân là việc ai cũng nên làm. Tầm nhìn ấy có thể vượt qua mọi ranh giới và rào cản. Tri thức và hiểu biết sẽ khai mở tiềm năng sáng tạo và phát triển khiến chúng ta có thể trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực của mình. Hãy liên tục cập nhật những hệ tư duy và cách tiếp cận mới. Hãy sẵn sàng tiếp thu những quan điểm mới với góc nhìn đa chiều và lăng kính thông thái.
7 lời khuyên từ các cựu học viên thạc sỹ quốc tế của CFVG
Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về Quản lý (CFVG) được đánh giá là tổ chức hàng đầu tiên phong đào tạo về quản lý tại Việt Nam với hơn 2500 học viên tốt nghiệp. Các chương trình đào tạo của CFVG tại Việt Nam gồm có: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA), Thạc sỹ Kinh tế Ngân hàng và Tài chính (MEBF), Thạc sỹ Marketing Bán hàng và Dịch vụ (MMSS). Theo số liệu khảo sát gần đây, 85% cựu học viên hiện đang thành công với các vị trí quản lý và 10% cựu học viên hiện là chủ doanh nghiệp. Sau đây là 10 lời khuyên từ các cựu học viên CFVG đến các bạn trẻ đang băn khoăn với câu hỏi: Tạo dựng sự nghiệp, nên bắt đầu từ đâu?
1)    Bạn cần có mục tiêu và đam mê
Sau tấm bằng đại học, các tân cử nhân sẽ ngập ngừng trước nhiều cánh cửa sự nghiệp: làm công hay khởi nghiệp & làm chủ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, công ty Việt Nam, công ty nước ngoài hay tập đoàn toàn cầu... Dù là bạn lựa chọn hướng đi nào, thì bạn nên xác định niềm đam mê cho mình và có mục tiêu rõ ràng. Đam mê và mục tiêu phải được xây dựng dựa trên hiểu biết của bạn về điểm mạnh, điểm yếu, ước mơ, khát vọng, và giá trị cốt lõi của chính bạn. Một khi đã có mục tiêu, được làm việc và sống với đam mê của mình, bạn sẽ được tiếp sức mạnh và cảm hứng để hoàn thành những công việc thách thức nhất. 
2)    Học ra học, chơi ra chơi
Học là cực kì quan trọng, thật sự quan trọng và cần thiết để tạo dựng được một nền tảng kiến thức vững chắc cho sự nghiệp. Ai cũng biết được tầm quan trọng của kiến thức, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng dành toàn tâm, toàn ý cho việc học khi có cơ hội học tập và trau dồi kiến thức. Để thực sự thu được nhiều giá trị từ các cơ hội học tập, chúng ta cần phải biết kiểm soát danh sách ưu tiên của mình theo thời điểm. Việc tranh thủ học thêm vào các buổi tối sau giờ làm việc, hay những ngày nghỉ cuối tuần... đúng là không phải một việc dễ dàng, nhất là với những người vướng bận công việc và gia đình. Thậm chí, ngay cả lựa chọn đi du học nước ngoài cũng đòi hỏi nhiều cân nhắc, và tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết xắp xếp ưu tiên cho mục tiêu học tập tại những thời điểm thích hợp, thì chỉ sau 1-2 năm tập trung, chuyên sâu...bạn có thể trở thành những người tự tin, thực sự có tài và sẽ đạt được những thành công xứng đáng.
Hoạt động học nhóm tại lớp học MBA của CFVG
3)    Sẵn sàng để nắm bắt tất cả các cơ hội
Thật tiếc, nếu cơ hội đến mà bạn lại chưa sẵn sàng. Bởi vì có những cơ hội mà không phải ai cũng có được. Hãy tưởng tượng, một ngày, bạn được giới thiệu đến một vị trí quản lý đáng mơ ước, nhưng bạn lại thiếu một điều kiện tiên quyết, đó là tấm bằng MBA, Thạc sỹ chuyên ngành, chứng chỉ nghề, chứng chỉ ngoại ngữ... Vậy nên, việc không ngừng học tập và trau dồi kiến thức để vươn tới những đỉnh cao mới là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sẵn sàng đương đầu với những thách thức, đảm nhận và cố gắng hoàn thành những công việc khó khăn... để tích lũy được những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết. Khi cơ hội đến bạn hãy nắm bắt cơ hội  với quyết tâm và hoãi bão để vươn tới thành công.
Học viên CFVG MBA tại Trường Kinh doanh IESEG, Pháp
4)    Biết kết nối và xây dựng mạng lưới
Chỉ số kỹ năng tạo dựng quan hệ (Networking IQ) - kỹ năng mềm quan trọng nhất chiếm tới 75% khả năng thành công của một người làm việc chuyên nghiệp chưa được nhiều người Việt Nam chú trọng đúng mức.Bạn hãy biết cách hòa mình vào với những cộng đồng xung quanh mình... Trong những những cộng đồng học tập và nghề nghiệp, sự đa dạng về ngành, nghề, vị trí công việc... thâm chí cả tính cách, cá tính của các thành viên chắc chắc sẽ mang lại những cơ hội học hỏi, hợp tác và chia sẻ thực sự giá trị cho con đường gây dựng sự nghiệp của bạn.
Học viên CFVG giao lưu văn hóa tại Trường Kinh doanh ESCP Europe, Pháp
5)    Tinh thần đội nhóm, kỹ năng làm việc nhóm
Đây là một nét văn hóa mới nơi công sở, mang giá trị gắn kết các cá nhân rất cao. Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân cần hiểu và tin rằng việc tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác. Người ta nhận ra, hiểu rõ, và tin rằng: "Không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại". Hãy luôn sẵn lòng tham gia và công hiến nhiệt tình vào các công việc chung của nhóm, tại lớp học, nơi làm việc, hoặc một câu lạc bộ hoạt động cộng đồng với tinh thần đội nhóm cao nhất. Hoạt động nhóm không chỉ giúp chúng ta hoàn thành công việc nhanh hơn, mang lại giá trị lớn hơn... mà còn mang lại những trải nghiệm sâu sắc về bản thân và môi trường xung quanh.
Hoạt động teambuilding của các học viên CFVG
6)    Thành công chỉ đến khi đã tích lũy đủ về lượng
Vạn sự khởi đầu nan, những bước chân đầu tiên bao giờ cũng khó khăn nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần phải mạnh dạn dẫn bước, sẵn sàng đối diện với những thách thức, đôi khi là thất bại. Thành công không đến một cách ngẫu nhiên, mà đó là thành quả tạo nên bởi những nỗ lực, cố gắng và cam kết phát triển bản thân của mỗi người. Tham gia lớp học vào dịp cuối tuần, đọc sách thay vì chơi game, đầu tư vào các mối quan hệ, gia tăng các trải nghiệm quốc tế đa văn hóa, rèn luyện kỹ năng quản trị bản thân, trau dồi kỹ năng lãnh đạo... Đó là những việc bạn nên làm để tích lũy cho tương lai.
Tướng quân Mac Arthur từng nói: “Với quân nhân, tiếng kèn triệu tập quân sĩ ngoài chiến trường chính là một cơ hội. Tuy nhiên, tiếng kèn hiệu lanh lảnh đó không khiến quân sĩ trở nên dũng mãnh hay giúp họ thắng trận; để có thể nắm bắt cơ hội, họ phải dựa vào chính mình”. Thứ thúc đẩy ta nắm lấy cơ hội và đi tới thành công chính là cá tính và năng lực cá nhân của ta.
Lễ trao bằng của CFVG tại Đại sứ Quán Pháp
7)    Tư duy vượt lên trên bầu trời
 Dù bạn đang hoạt động trong ngành nào, ở cấp bậc gì ... thì bạn cũng sẽ có thể đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị vượt trội, tạo dựng nên thành công bền vững cho bản thân, gia đình và xã hội.
Chúc các bạn một khởi đầu thành công!

How will you measure your life?

Clay Christensen cho rằng việc chọn những tiêu chí nào để đánh giá cuộc đời mỗi người là rất quan trọng. Khi ông phải đối mặt với căn bệnh ung thư đã giết chết cha ông, ông nhận ra rằng tiền bạc không mang lại nhiều niềm vui bằng việc ông đã giúp đỡ những ai và đã biến mình thành một người tốt hơn cho xã hội và cộng đồng như thế nào.
Khi đi làm, lúc nào bạn cũng đặt ra những mục tiêu nhất định để đánh giá hiệu quả công việc đạt được. Vậy bạn dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá cuộc đời mình?

(Nguồn: Internet)

“How will you measure your life” là một trong những tựa sách được đánh giá cao cuả Clay Christensen bên cạnh The Innovator’s Dilemma. Thông điệp xuyên suốt của toàn quyển sách là công việc có thể dạy ta rất nhiều về cuộc sống riêng của mỗi người. Nhiều ví dụ từ các tập đoàn lớn như IKEA, Intel, Disney, Honda... được đề cập theo dạng lý thuyết, sau đó là những áp dụng vào cuộc sống đời thường như: chọn nghề để làm, gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp và nuôi dạy con cái.
Quyển sách ra đời từ sau buổi nói chuyện của Clay Christensen trong lễ tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh doanh trường Đại học Harvard (Harvard Business School), xoay quanh ba câu hỏi lớn:
1.    Làm sao tôi biết được rằng tôi sẽ hài lòng với công việc của mình?
2.    Làm sao tôi đảm bảo rằng mối quan hệ giữa tôi với vợ (chồng) và gia đình tôi luôn là nguồn hạnh phúc vô bờ? 
3.    Làm sao để tôi không bị tống vào tù?
Clay Christensen chỉ ra rằng quyết định phân bổ thời gian, năng lượng và tài năng của bạn sẽ hình thành nên chiến lược cuộc đời mà bạn vạch ra cho mình. Những đam mê của bạn sẽ quyết định những ưu tiên cho bản thân, và những ưu tiên này sẽ xác định bạn có hài lòng hay cảm thấy hạnh phúc trong cuộc đời mình hay không.
Thêm vào đó, sự khiêm tốn là một trong những đức tính mà theo ông là đồng nghĩa với lòng tự trọng. Những người khiêm tốn thực ra là những người làm việc cực kỳ hiệu quả và sẽ là những người luôn hài lòng về sự nghiệp và cuộc sống, bởi vì họ có tinh thần ham học hỏi và không khoa trương về việc người khác phải cảm thấy là họ tài năng đến mức nào.
Câu hỏi cuối cùng có vẻ như không liên quan, nhưng hai trong số 30 người bạn rất giỏi của Clay Christensen đã phải vào tù. Năng lực họ có thừa nhưng một số việc xảy ra trong cuộc đời đã làm họ đi lệch hướng và phải vào tù. Trong cả công việc lẫn cuộc sống cá nhân, ông luôn đề cao việc sống một cách chính trực, không bội tín và luôn luôn phải trung thực. Mỗi cá nhân phải luôn gạt bỏ hết những cám dỗ  "chỉ làm sai lần này thôi" khi đưa ra bất cứ quyết định gì thì họ sẽ tránh xa được cảnh tù tội.
How Will You Measure Your Life? là một quyển sách tràn đầy cảm hứng và sự khôn ngoan, và sẽ giúp sinh viên, người đi làm và các bậc cha mẹ vượt lên khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân.

6 Hình Mẫu Mà Sếp “Cầm Tay Chỉ Việc”

Nhân viên nào cũng muốn sếp trực tiếp của mình tin tưởng và trao quyền cho họ được quyết định những việc họ làm. Nếu bạn cứ theo sát nhân viên trong quá trình làm việc, họ sẽ cảm thấy sếp chỉ mong họ thất bại hơn là thành công và sẽ dễ nản chí.
Trong vai trò quản lý cấp trung, việc bạn hay “cầm tay chỉ việc” nhân viênsẽ có thể cho cấp trên thấy bạn kiểm soát được mọi việc trong tầm tay nhưng về lâu dài bạn sẽ gặp nhiều vấn đề hơn và dẫn đến làm việc kém hiệu quả.
(Nguồn: Internet)
Hầu hết mọi người đều không biết mình là sếp “cầm tay chỉ việc” (micromanager), nhưng những dấu hiệu nhận biết rất dễ nhận thấy:
1. Chỉ bảo nhân viên phải làm gì
2. Làm cả việc đã phân công cho nhân viên
3. Yêu cầu nhân viên cập nhật tiến độ công việc quá thường xuyên
4. Yêu cầu nhân viên phải xin phép trước khi làm bất cứ việc gì
5. Kiểm soát tất cả thông tin
6. Đặt những câu hỏi quá chi li thay vì chỉ cần bản tóm tắt
Vậy bạn cần làm gì để hạn chế việc quản lý quá chi li tiểu tiết?
1.       Bạn cũng phải vượt qua chính mình bằng cách tự đánh giá tại sao bạn phải làm những việc bạn muốn làm. Ví dụ bạn nói rằng “Tôi tự làm thì nhanh hơn” nhưng thực sự ý bạn là “Tôi không thể lãng phí thời gian giao cho nhân viên làm việc này vì họ không thể làm đúng như tôi yêu cầu”. Thay vì đưa ra lý do tại sao bạn cần phải quản lý chi li, hãy nghĩ ngược lại: Tại sao bạn không nên làm vậy?
2.       Bạn sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với việc phải thừa nhận khuyết điểm này của bạn với nhân viên và trình bày với cấp trên là bạn sẽ không lãng phí thời gian quản lý chi li trong thời gian sắp tới, nhưng việc này là hết sức cần thiết để lấy lại niềm tin từ họ.
3.       Hãy trao quyền cho nhân viên để họ được quyết định trong khả năng của họ. Giống như lời bài hát “Let it go”, bạn nên liệt kê ra những việc cần làm cho một dự án và phân công những việc mà nhân viên có thể làm thay bạn để bạn tập trung vào việc quản lý toàn bộ dự án.
Không ai muốn bị “cầm tay chỉ việc”, cũng không người quản lý nào muốn bị nhân viên ghét bỏ vì quản lý theo kiểu này. Bạn nên tập trung vào những việc quan trọng và khích lệ tinh thần nhân viên thì những nỗ lực này sẽ giúp bạn quản lý nhân viên hiệu quả hơn.

12 Đặc Điểm Của Một Công Ty Mơ Ước

Những dấu hiệu này có thể làm bạn thất vọng nếu bạn không làm tại một công ty có văn hóa lành mạnh. Tuy nhiên, bạn có thể là người tạo ra những thay đổi tích cực cho văn hóa công ty mình từ những điều nhỏ nhất và từ chính những con người quyết tâm nhất.
Không có gì tệ hơn khi bạn phải làm việc cho một công ty có văn hóa không lành mạnh. Tiền lương hay số ngày nghỉ phép từ công ty, dù có nhiều đến đâu chăng nữa, cũng không thể bù đắp lại sự căng thẳng mệt mỏi mà bạn phải đối mặt hằng ngày tại nơi làm việc. Việc bạn tiếp tục làm cho công ty như thế là không đáng chút nào.
Trái lại, không gì tuyệt vời hơn khi bạn làm việc cho một công ty với một nền tảng văn hóa thật tuyệt vời. Mỗi sáng thức dậy bạn chỉ muốn nhanh chóng đến nơi làm việc và hoàn thành thật tốt công việc cùng những người đồng nghiệp bạn yêu quý.
Nếu công ty bạn có 12 dấu hiệu dưới đây thì đó là một công ty rất đáng mơ ước:
1.    Ứng viên luôn mơ ước gia nhẬp công ty
Lý do chính không phải lúc nào cũng là vì lương cao hơn mặt bằng chung trên thị trường. Nhiều trường hợp lương thấp hơn nhưng nếu ứng viên đã tìm hiểu về văn hóa công ty thì họ sẽ vẫn lựa chọn gia nhập công ty.
2.    Tỉ lệ nghỉ việc thấp
Bạn nên nhìn vào tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên cấp thấp và cấp trung, vì các cấp cao hơn luôn trụ khá lâu nhờ lương cao và vị trí hiếm khi thay đổi. Nếu như bạn biết được mọi người đều đã gắn bó dài hạn cùng công ty nhờ chế độ đãi ngộ tốt, có thể bạn đã chọn đúng công ty rồi đấy.
3.    Sếp này không lo sợ khi sếp khác thành công
Ngược lại, họ đều động viên nhau để thành công nhiều hơn nữa.
4.    Không chấp nhận việc nói xấu sau lưng
Bất kể ở cấp độ nào, công ty đều cần phải loại bỏ việc nói xấu sau lưng và thay vào đó là cách khuyến khích nhân viên trực tiếp đối diện vấn đề với nhau.
5.    Quản lý những đồng nghiệp cùng cấp bậc
Quản lý nhân viên dưới quyền bạn thường dễ dàng hơn so với quản lý những người mà bạn không có thẩm quyền quản lý. Một công ty tốt luôn có những nhân viên cùng cấp động viên nhau làm việc và sửa chữa lỗi sai của nhau khi cần thiết.
6.    Nhân viên luôn được tiếp năng lượng để đạt sứ mệnh đề ra
Bạn đều nghe lãnh đạo các cấp thường xuyên nhắc về sứ mệnh của công ty. Điều này sẽ giúp họ tập trung vào việc lãnh đạo nhân viên hoàn thành sứ mệnh đề ra.
7.    Không chỉ gắn bó vì công việc
Mọi người đi xem phim, tụ tập ở nhà đồng nghiệp, và đôi khi đi du lịch cùng nhau. Điều này không có nghĩa là nhân viên công ty không có những người bạn khác, mà chỉ là vì đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng không kém và họ cảm thấy vui khi gắn bó cùng nhau ngoài giờ làm việc.
8.    Nhân viên tin rằng mọi người đều quan trọng hơn nhiệm vụ đặt ra
Mọi người đi làm không chỉ để hoàn thành công việc. Ngoài nhiệm vụ được phân công, nhân viên là những người đóng góp to lớn vào văn hóa và những giá trị về giao tế trong công ty. Ngay cả trong lúc công ty gặp khó khăn nên chậm trả lương hoặc chế độ đãi ngộ bị sút giảm, tinh thần của nhân viên vẫn không thay đổi.
9.    Ai cũng vui cười
Đi dọc theo các khu vực làm việc và bạn có thể thấy mọi người cười nói, trao đổi và tận hưởng công việc cùng nhau thật hiệu quả với sự tập trung cao độ.
10.    Không có chỗ cho nỗi sợ hãi
Mọi người đều không sợ khi vô tình nói sai điều gì. Không có những cuộc nói chuyện diễn ra lén lút. Nhân viên của một công ty tốt lúc nào cũng có thể trao đổi thẳng thắn với sếp về những vấn đề họ lo lắng hoặc quan tâm trong công việc.
11.    Liên tục chia sẻ thông tin
Mọi người ở các cấp đều trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau. Nhân viên không ngạc nhiên khi họ không hề biết gì cho đến khi nhìn thấy rơi giới thiệu về sản phẩm hoặc khi thông tin xuất hiện trên báo chí. Những thông tin này phải được lan truyền nội bộ và cấp lãnh đạo có thể thăm dò ý kiến nhân viên để đưa ra nhiều giải pháp tốt hơn.
12.    Sự thay đổi luôn được chào đón
Nhân viên không sợ thay đổi. Không phải ai cũng thích thay đổi, nhưng hầu như ai cũng đã trải qua nhiều lần trong quá trình làm việc và ban lãnh đạo công ty quản lý những thay đổi cùng sự tận tâm và thái độ chững chạc nên mọi người sẽ cảm thấy không sợ nữa.
Người đi làm đều muốn yêu thích công việc của mình và hầu như không ai muốn làm việc trong một môi trường tiêu cực. Có thể đồng nghiệp của bạn chưa quen với những đề xuất thay đổi của bạn, nhưng sự yêu thương và những điều tích cực lúc nào cũng sẽ chiếm được ưu thế trong lòng nhân viên.

Kỹ năng mềm mà 77% các nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên

Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm.
Theo khảo sát của CareerBuilder, một trong những nhân tố cốt lõi thu hút sự quan tâm của 77% nhà tuyển dụng hàng đầu khi tìm kiếm nhân tài mà bạn có thể chưa biết tới: “Làm nổi bật kỹ năng mềm cũng quan trọng như kỹ năng cứng”. Kỹ năng mềm thường có mối liên hệ mật thiết tới tính cách của bạn, còn kỹ năng cứng là kiến thức, trình độ chuyên môn.
Kỹ năng mềm có thể là nhân tố tạo sự khác biệt cho bạn đối với nhà tuyển dụng trong hàng loạt ứng viên khác. Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu cách biến những kỹ năng mềm thành lợi thế của bạn, cũng như hiểu rõ hơn về xu hướng này.

(Nguồn: Internet)

Kỹ năng mềm ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng
Theo khảo sát của CareerBuilder.com, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho một công việc, phần lớn nhà tuyển dụng khẳng định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Những nhà tuyển dụng hàng đầu có xu hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải tốn thời gian để huấn luyện lại. Lý giải cho việc này, nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên sẽ làm việc với nhau hiệu quả và gắn bó để cùng đạt được mục tiêu chung vì họ hợp tác được với đồng nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Dưới mọi góc độ, điều này mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức.

Danh sách 10 kỹ năng mềm phổ biến mà các Nhà Tuyển Dụng hàng đầu quan tâm khi tìm kiếm nhân tài cho tổ chức:
1.            Đạo đức nghề nghiệp tốt – 73%
2.            Tính độc lập trong công việc – 73%
3.            Thái độ tích cực – 72%
4.            Sự năng động – 66%
5.            Tinh thần đội nhóm – 60%
6.            Khả năng tổ chức và đa nhiệm tốt – 57%
7.            Khả năng làm việc dưới áp lực cao – 57%
8.            Kỹ năng giao tiếp tốt – 56%
9.            Linh hoạt trong xử lý tình huống – 51%
10.         Tự tin – 46%

Minh chứng kết quả công việc, bao gồm cả kỹ năng mềm
Bạn vừa bổ sung những điều trên vào hồ sơ? Đừng quá vội vàng. Những câu mô tả ngắn gọn về kỹ năng không hề có chút tác dụng nào tới quyết định của nhà tuyển dụng. Hãy cho họ một ví dụ về cách bạn làm việc nhóm để hoàn thành một mục tiêu cụ thể, cung cấp ví dụ về một tình huống áp lực cao mà bạn vượt qua một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các từ như: đạt được, cải tiến, huấn luyện, quản lý, giải quyết, tình nguyện, ảnh hưởng, tăng năng suất, giảm chi phí, đề xuất ý tưởng, đàm phán/ thương thuyết, tăng doanh thu, quản lý chi phí hiệu quả…để làm nổi bật những điều tưởng chừng như vô hình trở thành một minh chứng rõ ràng cho những gì bạn đã đạt được.

6 cách từ chối của những người thành công

Hãy ghi nhớ rằng bạn luôn được lựa chọn giữa việc “giúp đỡ” hay “không giúp đỡ”. Đừng cảm thấy có lỗi khi từ chối. Đặt trường hợp bạn chấp nhận lời đề nghị công việc nhưng trên thực tế bản thân lại không có đủ thời gian, khả năng, nguồn lực để đảm bảo nhiệm vụ được thực hiện hiệu quả. Điều này xảy ra sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người đã tin tưởng khả năng và cần đến sự trợ giúp của bạn.
Người thành công là người có thể hoàn toàn làm chủ cuộc đời mình, đặc biệt là trong cách xử lý công việc. Không khó để thấy những cá nhân dù đang có một lịch làm việc bận rộn, nhiều nhiệm vụ cần phải hoàn thành, họ vẫn cảm thấy rất khó khăn để từ chối những lời đề nghị giúp đỡ. Lý do của sự lưỡng lự này là vì họ lo sợ việc từ chối sẽ làm xấu đi hình ảnh một nhân viên siêng năng, nhiệt tình; bên cạnh đó sự lo lắng sẽ vuột mất các cơ hội thăng tiến nếu không chấp nhận giúp đỡ cũng góp phần tạo nên tâm lý trên.
Trên thực tế, trái với những suy nghĩ thường gặp, nếu đưa ra lời từ chối phù hợp, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt mọi người. Ngoài ra, đảm đương thêm công việc không nằm trong nhiệm vụ khiến bản thân cảm thấy căng thẳng và hiệu suất làm việc có thể bị giảm đi. Biết cách từ chối cũng giúp loại bỏ những xao nhãng tác động đến mục tiêu tiên quyết của bản thân. Dù vậy, việc đưa ra lời từ chối thật sự không dễ dàng bắt nguồn từ tâm lý muốn chiều lòng tất cả mọi người.
Cách thức đối mặt vấn đề
Phải hành xử thế nào cho phù hợp và giữ được hòa khí lâu dài? Cùng CareerBuilder.vn tham khảo các cách dưới đây để có thể quyết định từ chối thực hiện những nhiệm vụ bạn không mong muốn mà không gây ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như con đường thăng tiến lâu dài.
1. Thay đổi cách nghĩ
Suy nghĩ phổ biến mọi người thường mang là họ sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến khi đưa ra lời từ chối nhiệm vụ được giao. Hãy thay đổi suy nghĩ trong chính bản thân mình! Thật ra “từ chối” không đồng nghĩa với việc bạn không thể hiện hết mình trong công việc. Nghĩ theo một hướng khác, từ bỏ những công việc không liên quan là một cách tiết kiệm thời gian giúp bạn thật sự tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Hiểu rõ bản thân để quyết định việc gì cần ưu tiên thực hiện sẽ là một yếu tố dẫn lối đến thành công rực rỡ về sau.
2. Mạnh dạn nói lời từ chối
Rất nhiều nhân viên cảm thấy ngại ngùng khi phải từ chối đồng nghiệp/cấp trên khi được yêu cầu hỗ trợ. Trên thực tế, việc nói lên quan điểm, ý kiến cá nhân về công việc được giao và từ chối khi thấy không phù hợp sẽ tạo một ấn tượng ngược lại. Cụ thể như cách bạn đưa ra ý kiến sẽ chứng tỏ bạn là một người có tầm nhìn, kế hoạch và chính kiến của cá nhân, bạn có thể làm chủ được tình thế và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.
3. Hãy thẳng thắn
Một trong những lý do của việc không thể từ chối những lời đề nghị không phù hợp đó là bạn sợ sẽ làm tổn thương người khác. Hãy nhìn nhận vấn đề này thật rõ ràng, mối quan hệ đồng nghiệp sẽ không thể cải thiện nếu một phía cảm thấy không hài lòng, bạn không làm tổn thương họ - chỉ đơn giản là từ chối một lời đề nghị. Vậy nên hãy thật thẳng thắn và giải thích rõ ràng lý do bạn cảm thấy không thích hợp, đối phương sẽ tôn trọng và hiểu được vấn đề.
4. Loại bỏ cảm giác có lỗi

5. Lựa chọn cách nói lời từ chối
Một nghiên cứu được thực hiên bởi Chicago Journal cho thấy rằng việc bạn lựa chọn từ ngữ để từ chối sẽ  tạo ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực. Sử dụng câu “Tôi sẽ không làm việc này” sẽ tạo hiệu ứng tốt hơn so với câu “Tôi không có khả năng làm việc này”Giám Đốc Trung Tâm Motivation Science - Heidi Grant Halvorson cho biết: “Khi sử dụng câu nói – “Tôi sẽ không làm việc này”, câu nói này thể hiện phương án bạn lựa chọn, tạo hiệu ứng sức mạnh khiến đối tác tôn trọng quyết định của bạn. Trong khi đó – “Tôi không thể làm việc này” lại là một câu nói làm giảm đi giá trị, quyền lực trong mắt người còn lại”
6. Quyết định nhận lời giúp đỡ
Sau khi xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề được đề nghị, hãy chỉ chấp nhận những yêu cầu cần hỗ trợ nếu bạn cảm thấy bản thân thật sự hào hứng. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp - Lindsay Olson cho biết: “Trước khi đồng ý bắt tay thực hiện việc gì, hãy cân nhắc liệu bạn có thật sự muốn làm hay cảm thấy lời đề nghị đó như một gánh nặng bắt buộc phải thực hiện.”